Sau khi nghe thầy bói phán rằng cuộc đời mình sẽ có tương lai mờ mịt, Bình đã về nhà gi.ết ch.ết con trai mới sinh rồi dùng da.o cắt tay t.ự s.át.
Can phạm là Cao Thị Bình (SN 1985), trú tại thôn 6, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hoá. N.ạn n.hân bị Bình s.át h.ại là cháu Lê Vạn Dũng (6 tháng tuổi, con trai thứ 2 của Bình).
Nguyên nhân Bình gi.ết con là do tin vào lời thầy bói cho rằng, tương lai của Bình rất mờ mịt, nên Bình có ý định giết con rồi t.ự t.ử.
Người nhà nạ.n nhâ.n kể lại, vào năm 2006, Bình kết hôn với anh Lê Vạn Vụ (SN 1982) là người cùng xã. Một năm sau, vợ chồng Bình sinh được cháu b.é trai tên là Lê Vạn Hùng.
Tuy nhiên, cháu Hùng mắc chứng bệnh b.ại n.ão dẫn đến 2 chân bị teo không đi lại được. Thương con, hai vợ chồng Bình chạy vạy khắp nơi để kiếm tiền chữa bệnh cho con.
Hoàn cảnh gia đình trở nên túng thiếu khi căn bệ.nh của cháu Bình càng ngày càng trầm trọng. Tiền vợ chồng làm ra không đủ để chữa trị cho con. Cháu Hùng đã 2 lần đưa đi m.ổ chân nhưng vẫn không khỏi.
Cháu Lê Vạn Hùng bị bại não, đang được bà nội bồng
Tháng 5/2011, chị Bình lại sinh thêm b.é trai Lê Vạn Dũng. Thêm một đứa con nữa cũng đồng thời thêm một nỗi lo “cơm áo gạo tiền” gánh lên đôi vai vợ chồng trẻ. Thấy cuộc sống ở thôn quê không kiếm được tiền, anh Vụ quyết định đi ra Hà Nội làm thợ hồ, bốc vác kiếm tiền gửi về cho vợ con. Còn Bình thì ở nhà mua một cái máy khâu mở tiệm may vá quần áo.
Cuộc sống tưởng có thế, nhưng rồi vào một ngày, t.ai họ.a đã bất ngờ ập đến với gia đình. Từ một người vợ ngoan hiền, một người mẹ chăm chút thương yêu các con hết mực đã trở thành một kẻ g.iết n.gười.
Cao Thị Bình đã gi.ết c.hết cháu Lê Vạn Dũng khi cháu đang ngủ ngon giấc trên giường.
Theo tài thông tin ban đầu, Bình đã nhắn tin, gọi điện thoại cho chồng đang làm ăn ở Hà Nội, dặn dò chồng ở lại nuôi cậu con trai lớn, sau đó Bình dùng một chiếc chăn nhung vải hoa quấn kín người cháu Dũng cho ch.ết ng.ạt, đồng thời dùng dao bổ cau tự c.ứa vào cổ tay mình để t.ự t.ử, nhưng không ch.ết.
Sau khi tự tử bất thành, Bình đã lặng lẽ để con lại ở nhà rồi bỏ đi không nói với ai. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, mẹ chồng của Bình sang gọi cửa thì không thấy trả lời, bà liền xô cửa vào nhà và lay cháu Dũng mãi nhưng không thấy động đậy liền tri hô con cái và hàng xóm. Khi mọi người chạy sang thì cháu Dũng đã c.hết.
Về phần Bình, sau khi gi.ết ch.ết con trai đã bỏ lên thành phố Thanh Hoá, người nhà gọi điện nhiều lần, đến tối thì quay về nhà và bị b.ắt g.iữ.
Sợi dây níu giữ cuộc đời
Bình bảo, sợi dây níu giữ cô ở lại với cuộc đời đó chính là đứa con bị t.àn t.ật. Nói về nó, Bình khóc. Cô bảo, không biết kiếp trước em đã làm gì nên tội mà kiếp này em phải gánh tội của mình. Bình kể rằng, sau khi làm h.ại bé Dũng xong, cô không biết gì nữa, cô bỏ đi như người mộ.ng d.u, không biết đi đâu, cũng không biết sẽ phải làm gì, cuộc sống đối với cô dường như là vô định. Đến chiều, khi đó, cô đang ở một vùng đất nào đó, thấy mọi người xúm lại xì xầm với nhau chuyện một bà mẹ đã g.iết con rồi bỏ đi.
Nghe thế, em như tỉnh ngộ. Em chợt nhớ lại chuyện đã qua, em lên xe máy phóng như điên, em cũng không biết làm thế nào mà về được đến nhà. Lúc đó, ở nhà em đông lắm. Thấy em về, người thì x.ỉ v.ả, x.ô đ.ẩy em, em cũng không biết gì nữa. Rồi em bị Công an b.ắt đưa đi. Em cũng không biết gì nữa, cũng không nhớ mình đã sống như thế nào. Nói rồi, Bình lại khóc…
Tôi hỏi Bình về cuộc sống hiện tại, Bình nhỏ nhẹ “em cũng bình thường chị ạ. Sau thời gian khủng hoảng ban đầu, em đã trở nên chai lỳ. Bây giờ em lại nghĩ khác”. “Nghĩ khác thế nào?” – tôi hỏi Bình. Cô bảo “em nghĩ mình đã sai rồi chị ạ. Lúc đó, em quẫn trí quá. Em đã không ngăn mình lại được. Em đã phạm sai lầm lớn, sai lầm không bao giờ sửa chữa được nữa”. Bình che mặt nấc lên khiến tôi cũng rơm rớm nước mắt theo.
Trung tá Lê Văn Chính, cán bộ Trai tạm gia.m kể rằng, trong suốt quãng thời gian công tác ở Trại, tôi chưa bao giờ thấy một p.hạm nh.ân nào đáng thương như Cao Thị Bình. Bình ph.ạm tộ.i trong khi qu.ẫn t.rí nên khi vào Trại, chúng tôi rất quan tâm, sợ cô ta lại q.uẫn t.rí t.ự s.át lần nữa. Tuy nhiên, sau thời gian đầu, khi suy nghĩ lại, Bình thực sự là người rất tốt. Tất cả các c.an, ph.ạm n.hân ở cùng phòng với Bình đều rất quý cô ta, kể cả những người sau khi đã thành á.n, đi trại gi.am vẫn thường xuyên gửi thư liên lạc với Bình, coi Bình như chị em ruột.
Nhìn Bình, tôi thực sự tin điều anh Chính nói bởi trông cô thực sự thánh thiện. Đáng tiếc là, đôi bàn tay xinh đẹp, nõn nà của Bình trong một phút thiếu suy nghĩ, đã cướp đi mạng sống của chính đứa con trai ruột của mình. Bình bảo “chị ạ. Mấy hôm nay em buồn lắm? “Sao? Tôi tưởng Bình đã qua cơn khủng khoảng rồi?”, “Em cũng không biết nữa, nhưng từ hôm từ tòa về đến nay, em lại thấy sốc chị ạ”. Thấy tôi ngạc nhiên, Bình nói tiếp “Mức án của em là 12 năm. Như thế quá cao chị ạ. Lúc đầu em nghĩ chỉ 7-8 năm thôi. Mọi người đều nghĩ thế. Nhưng không hiểu sao Tòa lại tuyên 12 năm”. “Cô có quyền kháng án mà” – Tôi bảo Bình. “Vâng, nhưng em không muốn, em không muốn nhắc đến chuyện đau lòng đó nữa. Đối với em như thế đã quá đủ rồi. Em đã sống đủ uất ức rồi. Nếu ra tòa nữa, em không chịu nổi được. Em muốn c.hôn hết nỗi đau đi…”.
Rồi Bình lại khóc, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt trắng trẻo, xinh đẹp. Không biết phải làm sao, tôi đành an ủi: “Có lẽ đó là số phận, cô hãy cố gắng cải tạo tốt vào, có như vậy cô sẽ sớm được trở về”. “Vâng, chị ạ. Em sẽ cố hết sức, bởi em còn một sợi dây, một sợi dây chắc chắn để giữ em lại, đã đưa em qua những đêm dài đầy tăm tối và giông tố. Đó là đứa con t.ật ng.uyền của em chị ạ. Em đã xa nó gần 1 năm rồi, không biết nó thế nào. Em cần phải sống, cần phải trả nợ cuộc đời. Đó là chăm sóc đứa con t.ật nguy.ền của em. Bởi đó là số phận của em chị ạ…”.
Rời trại gi.am, lòng tôi nặng trĩu. Khuôn mặt trắng trẻo đầy nước mắt của Bình ám ảnh tôi. Khuôn mặt đó nhắc tôi nhắn với những phụ nữ đang có ý định tiêu cực, đang có ý định “đưa” con về cõi bên kia với mình hãy dừng lại, bởi đó chắc chắn không phải là sự giải thoát.